Hiện nay không gian dành riêng cho trẻ em như phòng ngủ, phòng chơi, phòng học...đã trở nên quen thuộc ở những ngôi nhà phố. Tuy nhiên cần phải tính toán kỹ lưỡng, để việc thiết kế phòng ngủ trẻ em đạt được hiệu quả cao và hợp lý.

Thiết kế không gian sống dành cho trẻ không chỉ hoàn toàn đầu tư theo kiểu đầu tư cơ sở vật chất, mà còn cần nhiều hơn thế, mang tính tương tác nhiều hơn việc đo đếm mét vuông hay trang trí màu sắc tươi vui. Nếu nhà có diện tích nhỏ, bạn có thể sử dụng một phần của chính không gian chung tạo thành một góc cho riêng trẻ, như trong phòng khách hay phòng ngủ, dành một bề mặt tường kết hợp với thảm sàn êm ái là có thể giúp cho trẻ có chỗ vui chơi, sinh hoạt mà không nhất thiết phải làm cả một phòng riêng. Tất nhiên từ họa tiết, màu sắc, hình khối, cho đến việc lựa chọn phụ kiện, tranh ảnh, vật dụng đều cần qua tham khảo ý kiến của trẻ, để trẻ được bố trí không gian cho chính mình.
Thực tế tôi thấy không gian cho trẻ không hoàn toàn phải có nhiều đồ chơi hay tiện ích, mà quan trọng là giúp trẻ xác lập chỗ riêng trong ngôi nhà chung, cảm thấy được tôn trọng và được đưa ra ý kiến bản thân. Từ đó giúp trẻ hình thành tính tự chủ, biết yêu thương và có trách nhiệm với không gian sống (chăm sóc, dọn dẹp, làm mới…), tức là giúp trẻ hoàn thiện tính cách tốt hơn.

Có thể có rất nhiều quan niệm về cách bài trí, sắp xếp nội thất cho phòng của trẻ em tùy theo điều kiện cụ thể. Nhưng dù theo phong cách nào thì theo tôi, 2 yếu tố an toàn và sáng tạo luôn không thể thiếu được. Sự sáng tạo cũng nên hiểu là sáng tạo trong phạm vi an toàn cho trẻ, và sáng tạo phù hợp tâm sinh lý của trẻ, kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo ở trẻ. Mặt khác, việc chăm chút không gian sống cho trẻ là một cơ hội cho người lớn, cơ hội để mình được “xin một vé đi tuổi thơ”, để làm điều có ích cho con trẻ, và được lắng nghe phản hồi từ những “khách hàng phụ thuộc” (tài chính, kỹ thuật) nhỏ tuổi nhưng rất thẳng thắn và trong sáng.

Nhiều gia đình đưa con cái đến trung tâm nội thất với sự phân vân khi phải lựa chọn đồ đạc, màu sắc, phong cách… giữa một “rừng” sản phẩm đa dạng, phong phú. Thói quen kiểu “đi chợ“ lúc nhà sắp xong này thực sự không ổn vì không gian ngôi nhà khi đó đã hầu như hoàn thiện, mua đồ kê vào rất khó và đòi hỏi gu thẩm mỹ cao mới có thể kiểm soát tốt mọi thứ. Đồ đạc cho phòng trẻ lại thường không có phong cách rõ ràng, chủ yếu là màu sắc và hình ảnh ngộ nghĩnh nên nhiều khi khó đạt được sự nhất quán với nội thất toàn nhà, cũng như thiếu thể hiện cá tính, gu thẩm mỹ của trẻ. Những vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được khi nhà được thiết kế nội thất từ đầu, với sự phát triển công nghệ hiện nay và trẻ dễ dàng được tham dự vào quá trình ”duyệt” thiết kế trong bản vẽ 3D, tránh thay đổi và bị động về sau.

Trẻ em thường hiếu động, song khả năng nhận định và phán đoán tình huống nói chung, sự an toàn nói riêng, là kém. Vậy nên thiết kế không gian dành cho trẻ em theo KTS tuy không khó song không bao giờ là dễ. Tôi cho rằng nếu phải lựa chọn sự ưu tiên khi thiết kế nhà có không gian dành cho trẻ em thì tính an toàn phải đặt trên mọi yêu cầu khác, sau đó là tính tiện nghi (tiện sử dụng) mới đến tính “bắt mắt
Trẻ với những độ tuổi khác nhau sẽ rất khác so với… người lớn. Thiết kế nội thất không gian cho trẻ do vậy tất nhiên phải phù hợp cho việc sử dụng của chúng. Nhưng rồi, trẻ theo thời gian sẽ không còn… trẻ nữa. Nói cách khác, thiết kế nhà có không gian dành cho trẻ cần một giải pháp biến đổi không gian một cách linh hoạt. Những diện tích, thiết bị phòng ốc, trong đó có thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn tắm cho trẻ nếu không vén khéo dự trù sẽ trở nên bất cập khi cần mở rộng, thay thế thiết bị khác (gần như là chắc chắn) do trẻ lớn rất nhanh.